Khoáng sản Bình Định

Titan và các hợp chất titan được sử dụng nhiều trong nền kinh tế quốc dân. Hợp kim titan có tỷ trọng thấp, độ bền chống mài mòn tốt, nhiệt độ nóng chảy cao và độ dai cao ở nhiệt độ khoảng 600°C. Chúng đã trở thành vật liệu quan trọng không thể thiếu đối với ngành hàng không và sẽ thay thế dần các hợp kim thép không gỉ (trong động cơ phản lực, bộ phận hạ cánh và các bộ phận khác của máy bay). Hợp kim titan cũng được sử dụng trong những thiết bị trao đổi ion của các lò phản ứng hạt nhân và những thiết bị cần độ bền chống ăn mòn cao. Ngoài ra, người ta còn sử dụng hợp kim này để chế tạo và lắp ráp các bộ phận giả của cơ thể con người, như mỏm xương đùi.
Trong các hợp chất titan thì bột màu titan đioxyt TiO2 được sử dụng nhiều trong ngành sơn do nó có khả năng chịu được sự thay đổi khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới, không có độc tính, rất bền màu và bền hóa học, hơn nữa lại có độ phản chiếu cao. TiO2 còn được dùng làm phụ gia trong công nghiệp chế tạo sợi, chất dẻo, săm lốp ôtô, công nghiệp giấy, nhuộm in màu, ngành dược, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, thuỷ tinh, công nghiệp điện tử v.v...
Nhìn chung, nhu cầu thị trường thế giới về các sản phẩm đi từ ilmenit và zircon gia tăng đều đặn trong vài thập niên qua. Dự báo, trong thập kỷ tới nhu cầu đối với hai sản phẩm này sẽ gia tăng ở mức 2 - 2,5%/năm.
 
Ilmenit (tính theo TiO2)
5 - 7 triệu tấn/năm
Bột màu TiO2
4,5 - 5,5 triệu tấn/năm
Rutil nhân tạo
300.000 tấn/năm
 
Trữ lượng quặng titan trên thế giới ước tính khoảng 690 triệu tấn (tính theo TiO2), trong đó rutil là 151,1 triệu tấn, ilmenit là 537 triệu tấn. Trữ lượng titan tập trung chủ yếu ở các nước : Liên xô(cũ), Canada, Na Uy, Mỹ, Ấn Độ, Australia. Những nước khai thác quặng titan lớn nhất là Australia, Mỹ, Na Uy, Ấn Độ.
Tình hình sản xuất titan trên thế giới có xu hướng giảm vào những năm đầu thập niên 90. Nhưng trong khi đó sản xuất titan ở Nhật Bản không ngừng tăng: năm 1995 Nhật Bản đạt sản lượng titan xốp là 15.715 tấn, năm 1996 đạt khoảng 20.000 tấn. Sản lượng titan tấm năm 1995 là 9.050 tấn và năm 1996 là 9.200 tấn. Nhu cầu sử dụng TiO2 trên thế giới ngày một tăng. Năm 1997 nhu cầu của TiO2 trên toàn cầu là 3,5 triệu tấn. Năm 2000 là 3,9 triệu tấn và đến năm 2005 là 4,3 - 4,5 triệu tấn trong đó thị trường Bắc Mỹ là 37%, Châu Âu là 31%, Châu Á là 21%, Mỹ La tinh là 6%, Trung Đông và Châu Phi là 5%.
Ở Việt Nam, các ngành công nghiệp trong nước như sơn, cao su, nhựa, gốm sứ, hóa chất và chế tạo que hàn đều có nhu cầu về các sản phẩm đi từ quặng ilmenit.
 
Bột màu TiO2
10.000 tấn/năm
Ilmenit và rutil làm que hàn
15.000 tấn/năm
Bột zircon
5.000 - 10.000 tấn/năm
 
Dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản titan từ năm 2010 dự kiến là khoảng 120.000 tấn/năm. Dự báo kế hoạch sản lượng quặng tinh ilmenit từ năm 2010 sẽ trên 290.000 tấn/năm. Trong những năm 1983 - 1987, một số cơ sở trong nước đã tiến hành thử nghiệm chế biến ilmenit, zircon ở quy mô pilot để tạo ra các sản phẩm như xỉ titan, rutil nhân tạo, TiO2,... nhưng trên thực tế chưa có cơ sở nào thực sự sản xuất ra các sản phẩm này. Đây là một thị trường hấp dẫn nhưng còn hạn chế cũng như là thử thách cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành Khoáng sản.

Lĩnh vực hoạt động

Địa chỉ


Số 2 Ngô Đức Kế, Phường Bến nghé, Quận 1, TPHCM
ĐT:  (+84.8) 6275 4816 - Fax: (+84.8) 3822 6826
Email: info@adtdgroup.com - www.adtdgroup.com
: